Bài này chỉ phân biệt các loại thiết kế mũi dao chứ không phải toàn bộ thân dao, không nên hiểu lầm mà so sánh (VD: dao bầu cắt thịt với mũi dao để lột da).
1. Normal – Kiểu bình thường, rất hay gặp trong thiết kế dao. Đầu dao uốn cong giúp cho lực tập trung tại một diện tích nhỏ hơn, dễ dàng cho việc cắt. Việc chặt, thái bằng dao cũng trở nên dễ dàng, lưỡi dao di chuyển mà không gặp trở ngại.
2. Curved, trailling point – mũi dao cong vuốt lên trên, cung cấp một đường cong dài hơn. Rất hay gặp ở dao dùng để lột da, cắt lát. Dao nhẹ và có đường cong lớn.
3. Clipped-point. Giống với mũi dao trailling point, nhưng mũi dao được uốn cong hơn, mỏng hơn và sắc hơn. Sống dao có thể được mài sắc để tăng tính hữu dụng. Đầu dao này thường gặp trong các dao Bowie.
4. Drop-Point, loại mũi dao được thiết kế đúng điểm cuối (giữa) của sống dao. Tận dụng độ dầy, khỏe của sống dao, tạo nên mũi dao có độ chịu lực tốt nhất. Các loại dao Thụy Sỹ (Victorinox hay Wenger) thường có kiểu thiết kế này cho lưỡi dao lớn của họ. Loại thiết kế này cũng phổ biến trên các dao gấp bỏ túi
5. Spear-Point, thiết kế quen thuộc với các lưỡi kiếm (2 mặt đều là lưỡi sắc)
6. Needle – point, thiết kế thường thấy ở các dao găm, thiết kế đầu nhọn với khả năng đâm xuyên lớn
7. Spey – point, sử dụng rộng rãi trong trang trại, chuyên dùng để làm thịt động vật có lông (làm thế nào thì mình cũng chịu ^^ )
8. Kamatsu Kissaki, loại đầu dao đến từ Nhật Bản. Dao Tanto nôi tiếng cũng sử dụng kiểu đầu thiết kế này. Từ mẫu này rất nhiều hãng sản xuất dao đã sử dụng để thiết kế thành chiếc Tanto của mình. Các mẫu kiếm nổi tiếng từ Nhật Bản như Kanata và Wakizashi đều thiết kế theo mẫu này. Mũi dao thường vát 60-80 độ, một số dao thiết kế hơi uốn về phần sống dao và mài sắc sát phần mũi dao.
9. Sheepsfoot, lưỡi thẳng đến đầu dao, uốn cong về sống dao. Lưỡi dao dùng để lấy lông cừu. Sống dao không có phần sắc vì nó được ngón tay dùng để điều khiển dao.
10. Wharncliffe, giống với Sheepsfoot, nhưng phần cong của sống dao sâu hơn về phía cán. Dao thiết kế kểu này thường dành cho thủy thủ. Mũi dao tránh tổn thương cho người sử dụng khi có những “diễn biến” bất ngờ như thuyền tròng trành.
11-12. Loại lưỡi tròn, ko có điểm nhọn, thường dùng cho rìu, dao nạo da (ngành thuộc da), cắt bằng các lăn lưỡi dao…
Bài viết trên đã sơ bộ giúp các bạn phân biệt các loại thiết kế mũi dao. Hy vọng sẽ chia sẻ được thông tin có ích cho các bạn.
Nguồn: bisu.vn