Solar Impulse : Làm Sao Để Tư Duy Như Một Người Ngoài Hành Tinh Để Đổi Mới

Chuyến bay bằng năng lượng mặt trời đầu tiên vòng quanh thế giới cho ta một ví dụ về cách mà bạn có thể chiến đấu chống lại chứng xơ cứng (sclerosis) và bắt đầu quan sát thế giới theo cách nhìn khác từ công ty của bạn.

Solar Impulse, rồi mai đây sẽ sớm trở thành chiếc phi cơ bay bằng năng lượng mặt trời đầu tiên vòng quanh thế giới , vừa đạt được những kỳ công đáng kinh ngạc, bao gồm cả chặng bay gần đây vừa mới phá kỷ lục độ dài chuyến bay liên tục bằng năng lượng mặt trời từ Nhật tới Hawaii. Nhưng nếu như dự án này có thể gửi đi một thông điệp mạnh mẽ về công nghệ sạch và năng lượng tái tạo, nó cũng sẽ là một hướng dẫn hữu ích để chúng ta hiểu về sự đổi mới (innovation) trong bất cứ tổ chức nào.

Xuyên suốt chiều dài lịch sử, những người đạt được những điều bất khả đã dùng chung một số quy tắc để thành công. Các phi công Bertrand Piccard, André Borschberg và bản thân chiếc phi cơ Solar Impulse được tiếp nhiên liệu từ năng lượng mặt trời của họ cũng không là ngoại lệ. Những quy tắc này có thể sắp theo 5 chữ cái:

“A” cho Anthropology (Nhân loại học/Nhân chủng học)

Quy tắc đầu tiên là quan sát thực tiễn như một nhà nhân chủng học, để thấy những vấn đề và loài người như là chính chúng chứ không phải là cách mà chúng ta muốn họ giống như là (not how we would like them to be). Trong quyển “Changing Altitude” (tạm dịch: Đổi Thái Độ), quyển sách mà trong đó nhóm tác giả chúng tôi trích ra tất cả những câu trích dẫn chứa trong bài viết này , Bertrand Piccard kể về cách ông cuối cùng cũng được cấp phép bay qua bầu trời Trung Quốc khi ông phụ lái trong chuyến hành trình bằng khinh khí cầu bay vòng quanh thế giới liên tục không nghỉ đầu tiên trên thế giới trong dự án Breitling Orbiter. Trong 2 lần thử thất bại đầu tiên, đội của ông đã yêu cầu được cấp phép theo các nghi thức ngoại giao dựa trên luật pháp quốc tế thông thường (international law protocol). Bắc Kinh đã từ chối các yêu cầu này. Không từ bỏ, Piccard đến gặp mặt đối mặt với các nhà chức trách người Trung Quốc “để cố gắng hiểu được vấn đề và cùng tìm ra giải pháp”. Và cách này hiệu quả. Họ cho phép Breitling Orbiter bay từ miền bắc xuống miền nam đất nước, tại những nơi mà radar của họ có thể theo dõi hành trình của khinh khí cầu. Nhờ khám phá ra vấn đề rằng, vào thời đó, Trung Quốc chỉ có radar dọc theo đường biên giới quốc gia của họ và theo các tuyến hàng không(air route), ông đã có thể thương thuyết được một giải pháp.

“L” cho Lateral Thinking (Tư duy Ngoại biên)

Quy tắc thứ 2 là tư duy ra bên ngoài và kết hợp các ý tưởng từ những vùng không liên quan gì trước đó . Khi Piccard và Borschberg đang định hình ý tưởng về một chiếc máy bay có sải cánh tương đương chiếc A340, nhưng nhẹ như một chiếc xe hơi nhỏ, mà lại có thể bay cả ngày lẫn đêm chỉ bằng năng lượng mặt trời, các chuyên gia hàng không bảo rằng đó là điều “bất khả.” 2 vị phi công của chiếc Solar Impulse đã phải trông ra bên ngoài kiến thức đã biết về công nghiệp hàng không để tìm ra một cách khác vượt trội hơn. Như Piccard đã nói:

Một sự đổi mới không chỉ là khám phá ý tưởng mới, mà nó còn là sự lột bỏ “điều chắc chắn” cũ kỹ. (An innovation is not just coming up with a new idea, it is the shedding of an old ‘certainty.’)

Solar Impulse đã ra đời từ sự cộng tác giữa Piccard, một nhà tâm lý học và là nhà thám hiểu, cùng với Borschberg, một kỹ sư và là một entrepreneur (nhà doanh nghiệp, nhà thầu khoán), cả 2 đều chưa bao giờ xây dựng một chiếc máy trước đó. Điều đó cho phép họ cởi mở trước những ý tưởng và công nghệ khác cũng như hoạt động cùng nhau tựa hồ một cục pin cung cấp năng lượng nhờ vào các cực đối của nó với các sức mạnh khác nhau.

“I” cho Imagination (Óc tưởng tượng)

Tiếp theo đây là quy tắc thứ 3. Bạn phải có trí tưởng tượng, để hình dung ra một thế giới khác, mơ về một thứ gì đó khác biệt. Về điều này, Bertrand Piccard đã tốt số từ hồi còn nhỏ. Ông hồi tưởng “Tôi đã mê say đắm khi nghe về những chuyến phiêu lưu của cha tôi đến cực nam và bắc, Đỉnh Everest, trong không gian, và trong biển sâu.” Lúc ông 11 tuổi vào tháng 7 năm 1969, Piccard đã quyết định những điều ông muốn làm trong cuộc đời mình. Cha của ông, Jacques Piccard, khi đó vừa trở thành vị hành khách đầu tiên trên chiếc tàu ngầm nghiên cứu hải lưu Gulf Stream (Gơn-xtrim), và vài ngày sau đó, phi hành đoàn trên chiếc tàu Apollo 11 đáp xuống mặt trăng.

“E” cho Experimentation (Thí nghiệm)

Nhưng những giấc mơ không đủ tiếp nhiên liệu cho một chiếc máy bay bằng năng lượng mặt trời. Các ý tưởng phải được thử và kiểm tra, đôi khi trong những khoản thời gian dai dẳng. Đây là quy tắc thứ tư. Chấp nhận thất bại như một điều cần thiết và cũng là sự dũng cảm để đứng dậy và khởi đầu lại. Piccard đã nói:

Success comes from trying once more than the number of times you fail. But you have to try something different every time: another altitude or another method. That’s what makes the difference between doggedness and perseverance. (Thành công đến từ việc thử sai một lần nữa hơn là số lượng lần bạn thất bại. Nhưng bạn phải thử mỗi lần một thứ khác đi: một cao độ khác hay một phương thức khác). Đó chính là điều làm nên sự khác biệt giữa sự lì lợm và kiên trì.

Để nhấn mạnh ý này, Piccard đưa ra ví dụ về khinh khí cầu:

Các phi công không thể thay đổi sức mạng hay hướng gió; họ là tù nhân của những thứ này. Nhưng họ có thể thay đổi độ cao để tìm ra lớp không khí khác để giành kiểm soát.

“N” cho Navigation (Định hướng)

Quy tắc thứ năm là định hướng, có ai đó cùng đi chung hành trình với bạn, động viên họ bằng cách chia sẻ tầm nhìn và giá trị của bạn để bạn có thể gầy dựng một đội sẽ thực hiện những mục tiêu của bạn. Mặc kệ các nghi ngờ của những chuyên gia hàng không, Bertrand Piccard đã xoay sở tập hợp được 80 công ty đối tác để đưa Solar Impulse thành hiện thực. Giờ đây ông có một đội ngũ gồm 100 người, trong đó có 30 kỹ sư, 25 chuyên viên kỹ thuật và 22 người điều hành nhiệm vụ.

A-L-I-E-N, giống như ALIEN (người ngoài hành tinh)

Mọi quy tắc A.L.I.E.N. đã được cố ý áp dụng trong quá trình tạo ra Solar Impulse. Và chúng luôn là một phần của công thức dành cho các khám phá và đổi mới to lớn. Bertrand Piccard nói:

Often creativity and innovation don’t come from inside the system, because the system is too paralyzed by prejudices to invent something new. Car companies are not the ones who built the best electric car. It was a billionaire who had made a fortune with the Internet who actually created Tesla.

(Thường thì sáng tạo và đổi mới không đến từ bên trong hệ thống, vì hệ thống bị tê liệt bởi những định kiến nhiều đến nỗi không thể sáng chế ra thứ gì mới.Các công ty xe không phải là những hãng tạo ra chiếc xe điện tốt nhất. Chính là nhờ một tay tỷ phú phát tài nhờ Internet mới thực sự tạo ra Tesla.)

Solar Impulse là một trong nhiều ví dụ cho thấy tầm quan trọng của các nghĩ như một A.L.I.E.N, hay người ngoại quốc, để thách thức “thứ không bị phản đối (unchallenged)” và đổi mới (innovate).

Vậy, bạn có nghĩ như một ALIEN (người ngoài hành tinh)?

Solar Impulse : Làm sao để tư duy như một người ngoài hình tinh (ALIEN) để đổi mới
Solar Impulse : Làm sao để tư duy như một người ngoài hình tinh (ALIEN) để đổi mới

Dịch từ http://www.forbes.com/sites/cyrilbouquet/2015/07/13/solar-impulse-how-to-think-like-an-alien-to-innovate/ bởi haiphanit

Related posts

Leave the first comment

0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x