Với hơn 15 năm và 10 phiên bản Mac OS đã ra đời và luôn được đón nhận với những bước phát triển về giao diện, tính năng cũng như vô vàn những thiết lập hỗ trợ người dùng. Mac OS X sẽ ngày càng gần người sử dụng hơn nữa. Hãy cùng nhìn lại 15 năm lịch sử của Mac OS X qua từng phiên bản qua các bức tranh được phác hoạ.
Năm 1996, Apple đưa Steve Jobs trở về bằng cách mua lại NeXT, công ty do Steve Jobs thành lập sau khi ông bị “đá” khỏi Apple hơn 10 năm trước đó. Bắt đầu từ thời điểm này, Mac OS X được phát triển dựa trên nền NeXTSTEP của NeXT trong bối cảnh Apple đang gặp khó khăn chồng chất và thậm chí còn không thể tự nâng cấp phiên bản Mac OS nguyên thủy. Để xem thêm quá trình thành lập phát triển công ty, các bạn có thể xem phim Jobs (2013)
Trong suốt 15 năm vừa qua, Mac OS X bắt đầu từ tên gọi của các loài mèo lớn cho đến tên gọi của các địa danh, bắt đầu từ những ngày tính phí cho phiên bản dùng thử cho đến mức miễn phí hoàn toàn như hiện nay, Mac OS X đã thay đổi rất nhiều. Dù cho sân khấu công nghệ ngày hôm nay vẫn chủ yếu được dành cho iPhone và iPad, Mac OS X vẫn là hệ điều hành tân tiến nhất của Apple.
Và chúng ta sẽ cùng nhìn lại lịch sử Mac OS X qua những bức tranh phác hoạ, bắt đầu từ chú gấu Kodiak
CHEETAH
OS X 10.0 – 03 / 2001
Lịch sử phát triển của Mac OS X bắt đầu dưới cái tên của một loài gấu chứ không phải là một loài mèo. Vào tháng 9/2000, Apple ra mắt phiên bản có tên Kodiak. Với 30$ người dùng có thể có được bản thử ngiệm đầu tiên của Mac OS 10.
Phải tới 6 tháng sau phiên bản chính thức đầu tiên của Mac OS X mới ra mắt với tên gọi Cheetah (báo hoa). Cheetah mang tới giao diện người dùng Aqua và cả các ứng dụng TextEdit, Preview, Mail và QuickTime.
Phiên bản Mac OS X đầu tiên yêu cầu phần cứng (khá nặng – tại thời điểm đó): 128MB RAM và 800MB dung lượng ổ cứng.
PUMA
OS X 10.1 – 9 / 2001
Chỉ nửa năm sau, Puma đã được phát hành. Thay vì mang tới các tính năng mới, Puma chỉ tập trung vào cải thiện hiệu năng của Mac OS X.
Cũng bắt đầu từ phiên bản này, Apple chỉ cài đặt duy nhất Mac OS X lên các máy tính mới bán ra: OS 9 đã chính thức bị khai tử.
JAGUAR
OS X 10.2 – 8 / 2002
Báo đốm Jaguar ra đời sau Puma chỉ khoảng 1 năm và mang tới các ứng dụng iChat và Address Book. Đây là phiên bản Mac OS X đầu tiên được trang bị Universal Acess, tính năng được thiết kế để giúp Mac OS X dễ sử dụng hơn với người khiếm thị, khiếm thính và tàn tật.
Bắt đầu từ phiên bản này, Apple cũng đã thay thế hoàn toàn logo mặt cười Happy Mac bằng logo Táo Cắn Dở lừng danh.
PANTHER
OS X 10.3 – 10 / 2003
Microsoft chắc hẳn đã có một cảm xúc tuyệt vời khi Panther ra mắt. Internet Explorer for Mac bị thay thế bởi trình duyệt Safari do Apple tự phát triển. Đồng thời, phiên bản này cũng mang tới rất nhiều tính năng giúp Mac OS X và Windows có thể tương thích tốt hơn. Ví dụ, khả năng hỗ trợ dịch vụ thư mục Active Directory (duyệt file của máy Windows) được tích hợp thẳng vào Panther, không đòi hỏi người dùng phải tự cài đặt ngoài.
Ngoài ra, Apple đã trình bày Exposé để cải thiện làm việc với nhiều ứng dụng đang mở.
TIGER
OS X 10.4 – 4 / 2005
Tiger mang tới một tính năng tìm kiếm hệ thống vô cùng tuyệt vời có tên Spotlight. Phiên bản đầu tiên không mang tên một loài báo này cũng đã mang tới các Widget trên nền Dashboard.
Mac OS X 10.4 cũng đánh dấu thời điểm các máy Mac được “nâng cấp” lên vi xử lý Intel sau nhiều năm sử dụng vi xử lý PowerPC.
LEOPARD
OS X 10.5 – 10 / 2007
Đây là phiên bản OS X ra mắt chậm nhất của Apple: phải mất tới 2 năm sau khi Tiger ra đời, báo hoa mai Leopard mới đến tay người dùng. Tuy vậy, nếu tinh ý bạn sẽ nhận ra rằng đây cũng chính là khoảng thời gian Apple phải bận rộn phát triển iOS và thế hệ iPhone đầu tiên.
Về mặt tính năng, Leopard mang tới cơ chế sao lưu tích hợp sẵn có tên Time Machine. Về mặt hệ thống, Mac OS X 10.5 là phiên bản đầu tiên có hỗ trợ kiến trúc 64-bit và Boot Camp (cho phép cài đặt nhiều hệ điều hành song song lên máy Mac).
SNOW LEOPARD
OS X 10.6 – 8 / 2009
Hai năm sau khi Leopard ra mắt, Apple mới thực hiện nâng cấp lên phiên bản: báo tuyết Snow Leopard. Theo đúng như tên gọi, 10.6 Snow Leopard chủ yếu chỉ cải thiện các tính năng từ 10.5 Leopard. Bắt đầu từ phiên bản này, người dùng Mac có thể mua ứng dụng từ chợ Mac App Store. Apple đã tái sử dụng mô hình bán ứng dụng rất thành công từ iOS lên hệ điều hành máy tính của mình, mở màn cho công cuộc đưa iOS và Mac OS X lại gần nhau.
Ngoài ra, với 10.6, kiến trúc PowerPC cũng đã chính thức bị khai tử. Từ thời điểm này, Mac OS X sẽ chỉ hỗ trợ các máy Mac chạy chip Intel.
LION
OS X 10.7 – 7 / 2011
Vua sư tử Lion là phiên bản Mac OS X đầu tiên không được phát hành trên đĩa quang (DVD). Bản Mac OS X này cũng đã học hỏi lại rất nhiều tính năng từ iOS như các cử chỉ cảm ứng (Gestures) hoặc bảng danh sách ứng dụng Launchpad.
Sau nhiều lần thất bại với các dịch vụ đám mây, Apple cũng đã ra mắt một dịch vụ tương đối hoàn thiện có tên iCloud trên cả Mac và iOS.
MOUTAIN LION
OS X 10.8 – 7 / 2012
Tiếp bước Lion, sư tử núi Mountain Lion lại mang tới nhiều tính năng hữu ích đến từ iOS: ứng dụng nhắn tin Messages thay cho iChat, ứng dụng nhắc lịch Reminders và cả trung tâm thông báo Notification Center.
Bắt đầu từ thời điểm này, Apple tuyên bố sẽ làm mới Mac OS X theo định kỳ hàng năm.
MAVERICKS
OS X 10.9 – 10 / 2013
Bắt đầu với Mavericks, Apple mang tới 2 thay đổi lớn: sử dụng tên địa danh làm tên của các bản OS X và miễn phí hoàn toàn hệ điều hành trên desktop/laptop của mình.
Với Mavericks, Apple Maps và iBooks cũng lần đầu đặt chân lên Mac OS X
YOSEMITE
OS X 10.10 – 10 / 2014
Apple mang Mac OS X đến rất gần iOS bằng cách ra mắt giao diện phẳng cùng một loạt các hiệu ứng làm mờ đầy ấn tượng trên Yosemite. Nhưng lý do chính giúp cho Yosemite là phiên bản “gần gũi” với iOS nhất là Handoff. Với tính năng này, người dùng có thể tiếp tục các công việc bỏ dở trên iPhone/iPad một cách dễ dàng trên máy Mac và ngược lại.
Nguồn: Git-Tower
Vui lòng giữ tên tác giả Bùi Thúc Đồng và dẫn nguồn đế tôn trọng bản quyền khi trích xuất hoặc đăng lại nội dung. Xin cám ơn.