Đi field không fail

Đi field không fail

Làm FMCG đi field ( hay còn gọi là đi thị trường) là 1 công việc quen thuộc, không chỉ trade mà brand cũng phải đi để nắm “thời cuộc”, hiểu mình hiểu người ta hơn và có thêm “ti tí” ý tưởng để mà giải quyết các sự việc, có thể dài hạn, nhưng cũng có thể ngắn hạn trước mắt.

Trong bản thân từ FMCG = FAST MOVING Consumer Goods thì đã cho thấy, phải luôn linh hoạt và biến đổi phù hợp tình hình ( nhưng vẫn phải giữ cái “cốt” của mình chứ không gió chiều nào ta bay chiều đó). Như gái đẹp, cái “Cốt”, cái duyên là CÁI RẤT RIÊNG CHỈ MÌNH CÓ, nhưng chịu khó luôn update bản thân từ tân trang ngoại hình chỉn chu đến “làm nội thất” tâm hồn phong phú thì cũng tạo được “rào chắn” phần nào từ competitors hung hãn bên ngoài

Nên gái đẹp mấy thì đẹp, cứ phải XÁCH MÔNG LÊN MÀ ĐI….FIELD.

Để đi đạt mục đích, thì dắt túi dăm ba “kíp” chuẩn bị và phòng thân, chẳng khó:

(1) 🎯 Đi để làm gì?

Mỗi một chuyến đi có mục đích giúp đi nhanh hiểu rõ, chớ la cà ngoài đường nắng nôi mưa gió về chỉ đen da, xạm ngực….Tìm hiểu trưng bày, tìm hiểu hoạt động đối thủ, khảo sát bao bì mẫu mã và chính sách giá cho sản phẩm mới…hay là rà soát lại chất lượng hoạt động PG người nhà mình đang bán hàng tại các shop để có các giải pháp?…Mục đích càng cụ thể thì chọn điểm đến chính xác và giúp đi được việc, về đỡ cà lăm ú ớ.
Nhưng đến khi đi quen rồi thì có thể có bữa đi field gộp chung dăm ba mục đích, không sao cả.

(2). 🏠 Đi lúc nào?

Đặc trưng các shop lẻ GT thì “kiêng” đủ đường. Kiêng gái đến sớm hôm ngày rằm, mồng một mà không mua gì mà chỉ hỏi dăm ba câu rồi lượn. Kiêng khách mở hàng đơn ít lại đưa cả cục tiền triệu nhưng mua mỗi cái kẹo cao su. Kiêng mẹ nào vào shop đầu ngày mặt hầm hầm như vừa cãi nhau 1 trận ở nhà rồi ra shop xả tức buôn dưa…và đủ thứ hầm bà lằng khác. Mà cũng có những giờ “điểm huyệt” tùy từng ngành để mà tránh xa đừng đi vào giờ đó. Như là đầu giờ sáng 7-8h30 là giở “ mở hàng”, hay tầm cuối giờ chiều các mẹ bỉm sữa, tan tầm hay lượn ghé cửa hàng mua bịch bỉm – hộp sữa chua cho con, nên khung giờ 16h-18h30 hạn chế được từng nào hay từng ấy. Lúc đó cửa hàng đông, khách chen chẳng có chỗ mà thêm cái đứa dăm phút hỏi năm chục câu thì chị dễ tính cũng dễ nổi khùng. Khung giờ buổi sáng, nếu có đi thì ghé vào mấy cái mall, cái supermarket, cái minimart hoặc đi thì đi từ 9h00 là ổn áp lioa.

(3).💂 Đi với ai?

Tốt nhất là đi ….bán hàng cùng sales đầu giờ sáng, vừa chạy đơn, hoặc vừa đi phủ, vừa xem cách tiếp cận đơn, lại vừa dễ nói chuyện với shop. Có gì không hiểu lôi sales/ sup ra mà tỉ tê. Trainer hay new member, cách này vẫn là tốt nhất. Ngoài ra, có thể tự đi – nhưng tốt nhất là có kinh nghiệm rồi thì đi mới…không phí.

(4) 📝Chuẩn bị gì khi đi?

– Điện thoại chụp hình, pin còn đầy
– Sổ ghi chép. Đừng tin vào trí nhớ của chính mình vì 1 buổi đi vài chục shop về nhớ lộn shop chị Thắm sang shop bà Qoắm ngay.
– List câu sẽ hỏi ( áp dụng cho new comer thôi để nhớ việc khi đi)
– Giày đế bằng: Đi hai ba shop, thẽ thọt với sales anh ơi em xin về vì đau chân quá là thể nào cũng khiến anh cười mếu. Nên cứ giầy đế bằng, trang phục gọn nhẹ thoải mái và đừng quên giắt vai nụ cười thường trực là thành gái xinh thân thiện đến đâu ai cũng thích nói chuyện đến đó, được việc rất nhanh.

5. Xem – Chụp – Hỏi gì?

Trưng bày, hình ảnh:

+ Mình đang có các POSM gì, đối thủ có các POSM gì, có gì hay, cái gì tham khảo được? Chất liệu ra sao? Kích thươcớ..c.
+ Vị trí nào tại shop trống có thể gia tăng nhận diện?
+ Đối thủ có đang làm chương trình trưng bày gì không? Nếu có thời gian ntn? Áp dụng SKU nào? Phí trả thưởng TB thanh toán bằng tiền hay hàng? Trả thưởng sau thời gian ra sao? Vv…
+ Share of space của mình đang chiếm tỷ lệ bao nhiêu? Bày đúng guidline chưa? Tỷ lệ SKU như thế nào? SKU này ở dạng shop này thì cao mà sang dạng phân phối khác thì thấp, lý do vì sao….
+ Merchandizing của mình tại điểm có tối ưu nhất chưa? Nếu chưa thì làm gì để có?
+ Khách hàng khi vào shop sẽ tiếp cận sản phẩm mình như thế nào?
+ vân vân và vi vi

Giá sản phẩm: Bán đúng giá hay không? Shop đang đặt giá so với giá bán lẻ quy định là ntn? Vì sao…

Doanh số nhà mình

Nhãn nhà mình tháng nhập đơn mấy lần – tổng doanh số khoảng bao nhiêu? “nhà bạn kia” khoảng bao nhiêu? Ck bạn í mấy chấm? Sales nhà mình đang chăm sóc khách hàng ntn? Có gặp các sự việc phản hồi về sản phẩm hay không? Hàng out chậm hay nhanh? Vì sao? Vv..

Date sản phẩm và tồn tại điểm bán:

Tồn ít hay nhiều, data xa hay gần, đơn nhập gần nhất là bao giờ, đơn số lượng bao nhiêu cũng giúp “Đoán bệnh” phần nào…

Chương trình của đối thủ: làm CT gì?

+ Tích lũy: làm từ bao giờ đến bao giờ? Khách được mấy chấm, nội dung ntn? Có gì đặc biệt và chính sách có cạnh tranh không?….
+ Consumer promotion : quà ra sao? Nhẩm tính cũng ra promotion rate 8% hay 10%, khách hàng thích hay không thích, cơ cấu chạy ra sao…vi vi và vân vân..
+ PG – Booth: nói chuyện với PG là việc dễ nhất trần đời vì đa số các em thoải mái tự nhiên và thực thà nói chuyện nên có thể khai thác được đủ thứ. Cao tay thì nên xin họ tên và số điện thoại từ PG đối thủ vì sau này cần tuyển thì “câu” sang. Đây là cách trước kia mình lead mở cửa hàng kem cho công ty, đi sang Fanny ăn kem và “tỉ tê” với các em nhân viên, sau đó “câu” được 2-3 em fulltime chuyển sang có nguyên kỹ năng cần và đủ theo yêu cầu hihi. Lịch chạy ntn, chính sách lương – thưởng ra sao…vì cũng là 1 căn cứ để tham khảo xây dựng chính sách lương thưởng cho chính đội quân nhà mình và có tham chiếu mặt bằng chung…

Làm việc với NPP

Thường áp dụng khi đi field tỉnh. Check hàng tồn NPP. Tuyến bán hàng của sales hiện đang như thế nào? Có tuân thủ cách chính sách thương mại mà quy định hay không vv…

Và ti tỉ các câu hỏi khác, tùy vào mục tiêu đi field.
Bữa nào rảnh rảnh, update tiếp….tùy hứng 😉
#chammotchutthoi
…………
P/S: Ảnh chụp trên đường đi field ở Đaklak vào Mùa Xuân năm nào

Bài viết được chia sẻ từ Duong Mai Trang

Related posts

0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x